Công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm luôn được quan tâm
Hiện 03 cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk đang chăm sóc, nuôi dưỡng 464 người. Trong đó, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là 133 em; người cao tuổi là 19 người; người khuyết tật là 47 người; đối tượng người cần bảo vệ khẩn cấp có 07 người; đối tượng người tâm thần là 217 người; đối tượng tự nguyện có 40 người và đối tượng khác có 01 người. Trong 06 tháng đầu năm 2020 đã tiếp nhận 32 đối tượng (hồ sơ đối tượng nuôi dưỡng dài hạn 13; hồ sơ khẩn cấp 11; tự nguyện 08); tái hoà nhập cộng đồng 33 đối tượng (11 hồ sơ trẻ em; 19 hồ sơ khẩn cấp; 03 hồ sơ tự nguyện).
Người già cô đơn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk luôn được cán bộ, nhân viên quan tâm, chăm sóc chu đáo
Theo ông Nguyễn Xuân Quý, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, đối tượng đang được Tập trung chăm sóc nuôi dưỡng đông, nhiều lứa tuổi, nhiều hoàn cảnh, nhiều người cao tuổi suy giảm trí nhớ trí, tâm trí không ổn định, câm điếc, liệt toàn thân, bại não, khuyết tật đặc biệt nặng... Trong đó có nhiều trường hợp hoàn cảnh phức tạp, sức khỏe yếu, mắc nhiều bệnh lý. Trong khi đó, 03 cơ sở của Trung tâm cách xa nhau, nên công tác quản lý, sắp xếp vị trí việc làm gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, thời điểm 6 tháng đầu n ăm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Theo đó, Ban Giám đốc Trung tâm đã lãnh đạo, chỉ đạo các bộ phận nêu cao tinh thần tự giác, đoàn kết đẩy mạnh công tác phòng chống dịch và chăm lo tốt sức khoẻ đời sống cho đối tượng, nhất là các đối tượng người cao tuồi, khuyết tật.
Cụ thể, Trung tâm đặc biệt chú trọng đến công tác dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho đối tượng. Chế độ và khẩu phần ăn thực thực hiện đúng, đủ; thực đơn thường xuyên được thay đổi, đảm bảo đủ dinh dưỡng thiết yếu, ngon miệng phù hợp với từng nhóm đối tượng, nhất là nhóm đối tượng có sức khoẻ yếu. Đồng thời, kiểm tra chặt chẽ các loại thực phẩm từ thiện, nếu đảm bảo chất lượng mới cho các đối tượng sử dụng. Công tác lấy và lưu mẫu thực phẩm được thực hiện hằng, theo đúng quy trình. Theo đó, toàn Trung tâm không bị dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm.
Về công tác y tế, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, trong 6 tháng đầu năm 2020 Trung tâm đã khám và điều trị các bệnh thông thường cho 361 lượt đối tượng; Tổng số đối tượng tâm thần tự nguyện uống thuốc điều trị bệnh duy trì trong quý tại phòng khám của Trung tâm là 12 đối tượng,… số lượt chuyển viện là 48 lần,… Việc khám cấp phát thuốc tại chỗ kịp thời, đầy đủ, những đối tượng bệnh nặng được chuyển viện điều trị, không có trường hợp đáng tiếc nào xảy ra.
Bên cạnh đó, Trung tâm còn tổ chức cho các đối tượng thể dục đi bộ với quãng đường khoảng 3km/đối tượng/ngày. Cho đối tượng tập các bài thể dục và sinh hoạt chơi các trò chơi thể dục, thể thao theo từng nhóm đối tượng. Tổ chức phục hồi chức năng bằng phương pháp lao động trị liệu, nhận định các nhóm đối tượng tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe để có phương pháp phục hồi chức năng lao động trị liệu có hiệu quả.
“Vào thời điểm dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp, Trung tâm dã xây dựng phòng cách ly tạm thời cho đối tượng nghi ngờ nhiễm Covid-19 khi có chuẩn đoán của cơ quan chuyên môn. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo tinh thần chỉ đạo của cấp trên luôn đảm bảo công tác vệ sinh phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay, sát khuẩn thường xuyên…”: ông Nguyễn Xuân Quý chia sẻ.
Bếp ăn của Trung tâm được đầu tư các thiết bị nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho các đối tượng tại Trung tâm
Quan tâm chăm sóc, nuôi đưỡng đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt
Nói về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, ông Nguyễn Xuân Quý, Giám đốc Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết, ngay từ đầu năm Trung tâm đã tổ chức Tết nguyên đán Canh Tý năm 2020 cho các cháu. Công tác tiếp nhận tiền hàng từ thiện của các tổ chức; cá nhân ủng hộ tết cho các cháu đúng quy định và được kiểm tra chặt chẽ đẩm bảo an toàn vệ sinh. Trong 06 tháng đầu năm 2020 do tình hình diến biến phức tạp của dịch Covid-19, theo chủ trương chung của cả nước, nhất là theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh, công tác phòng chống dịch được thực hiện nghiêm túc, vệ sinh khuôn viên sạch sẽ, cho các cháu rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn ít nhất 3 lần/ngày, kiểm tra thân nhiệt, tiến hành thăm khám can thiệp y tế kịp thời khi các cháu có biểu hiện ốm đau. Trong thời gian các cháu nghỉ học để phòng dịch, các tối từ thứ 2 đến thứ 6 vẫn cho các cháu lên lớp ôn lại bài để các cháu không quên kiến thức, thực hiện việc học trực tuyến và ôn tập theo nhóm, hạn chế cho các cháu ra ngoài nhằm phòng tránh khả năng có thể nhiễm bệnh, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí nhằm giúp các cháu giải tỏa áp lực tâm lý. Bên cạnh đó, Trung tâm còn phân công cán bộ kèm cặp, bồi dưỡng kiến thức văn hóa và trao đổi, tìm hiểu các vấn đề tâm sinh lý của các cháu kịp thời giáo dục, uốn nắn, giúp đỡ.
Về công tác quản lý, chăm sóc người tâm thần và rối nhiễu tâm trí theo ông Quý, toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động Trung tâm đã nhận thức được đầy đủ nhiệm vụ công tác quản lý, chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng là công tác trọng tâm hàng đầu. Các ca trực thường xuyên kiểm tra, giám sát và phân công công việc hợp lý. Tăng cường trực vào ban đêm đề phòng đối tượng bỏ trốn, giao ca trực nghiêm túc và trách nhiệm. Qua thời gian, các đối tượng được chăm sóc chu đáo, tận tâm và các chế độ, nhu cầu và quyền lợi của đối tượng được đáp ứng kịp thời của cán bộ quản lý và nhân viên của Trung tâm đã dần đi vào nề nếp.
Trung tâm đã xây dựng vườn rau 2000m2 cho đối tượng lao động trị liệu. Bên cạnh đó, hằng ngày còn tổ chức hướng dẫn cho các đối tượng làm vệ sinh phòng ở, quét rác, nhổ cỏ trong khuôn viên. Triển khai hướng dẫn cho đối tượng chà quần áo sau mới giặt; ngủ phải mắc mùng, đánh răng buổi sáng được duy trì hiệu quả cao. Một số đối tượng thường xuyên lên cơn kích động ảnh hưởng đến công tác quản lý, chăm sóc và phục hồi chức năng được Trung tâm chuyển vào khu chăm sóc đặc biệt.
Trung tâm đầu tư và trang bị các dụng cụ tập thể dục cho các đối tượng tại Trung tâm
Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm 2020, Trung tâm còn tổ chức tư vấn, tham vấn, phát triển cộng đồng. Cụ thể, đã tham mưu tái hòa nhập cộng đồng cho 11 đối tượng trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng đủ điều kiện tái hòa nhập cộng đồng. Tư vấn tổng số 52 trường hợp, trong đó có 16 trường hợp được tư vấn thủ tục tự nguyện xin đóng góp kinh phí và đã có 04 trường hợp hoàn tất thủ tục hồ sơ và đã ký hợp đồng; 15 trường hợp đăng ký nhận xin con nuôi; 07 trường hợp chế độ chính sách; 10 trường hợp còn lại: tư vấn hôn nhân gia đình, tranh chấp nuôi con, tư vấn tâm lý lứa tuổi, sao nhãng trong học tập, trầm cảm bất ổn tâm lý,…
Theo ông Nguyễn Xuân Quý, với tinh thần tự giác, đoàn kết thời gian tới tập thể cán bộ, công nhân viên, người lao động của Trung tâm tiếp tục làm tốt công tác quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng và lao động liệu pháp với đối tượng theo thời gian biểu hằng ngày đã được quy định. Duy trì công tác tổng dọn vệ sinh hằng ngày, tuần, tháng đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, phòng chống dịch bệnh, nhất là phòng chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo sức khỏe của đối tượng.
Các cụ già neo đơn tập thể dục dưỡng sức khỏe tại Trung tâm
Song song đó, tập trung củng cao độ công tác chăm sóc, giáo dục, công tác hướng nghiệp và quan tâm bồi dưỡng kiến thức để các cháu là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có kết quả học tập cuối năm tốt nhất. Quan tâm hơn tới các cháu, nhất là những cháu lớp cấp II, III có những thay đổi về tâm sinh lý. Thường trao đổi, lắng nghe tâm tư tình cảm các cháu để các cháu thực sự tin tưởng, rút ngắn khoảng cách giữa các cháu với các cô, chú cán bộ, công nhân viên của Trung tâm. Đồng thời, tư vấn, tham vấn cho các đối tượng cần trợ giúp, hướng đến các ca có vấn đề cần trợ giúp về học tập, hướng nghiệp, về tâm sinh lý...
Đăng Hải
Nguồn tin: m.laodongxahoi.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Giới thiệu khái quát Trung tâm Bảo trợ Xã hội Đăk Lăk là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đăk Lăk. Ngày 13/03/1978 UBND tỉnh Đăk Lăk ban hành quyết định số 128/QĐ-UB về việc thành lập trại Xã hội thuộc Ty thương binh đặt tại...