Ngày 20/01/2324, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk tổ chức Truyền thông Sử dụng mạng xã hội an toàn, hiệu quả cho 60 trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm. Tham gia buổi truyền thông có Thạc sỹ Đặng Thị Thanh Trâm – Giảng viên trường Cao đẳng nghề FPT.
Quang cảnh buổi truyền thông
Tại buổi truyền thông Thạc sĩ Đặng Thị Thanh Tâm chia sẻ: Chúng ta cần nhận thức rõ mặt lợi, hại của mạng xã hội để không là tín đồ ngu muội mà là người sử dụng một cách thông minh, hiệu quả. Các em cần hướng tới cái cái tích cực, trong sáng, lành mạnh, cái đẹp, cái có ích, đừng lên mạng xã hội quá nhiều, chỉ dùng một cách có mức độ khi cần thiết, không kết bạn dễ dãi, không đưa lên facebook, zalo những nội dung xấu, hay những điều vụn vặt, vô nghĩa lí. Chúng ta phải thận trọng với những nội dung mình đưa lên, tuyệt đối không xúc phạm người khác, làm ảnh hưởng xấu đến người khác, không để lộ mình quá nhiều, đừng coi nó như nhật kí mà cái gì cũng đưa vào đó. Đặc biệt, các em khi viết cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, không nói tục, chửi bậy, viết tắt, viết kí hiệu, xuyên tạc tiếng Việt, lạm dụng tiếng nước ngoài, “sáng tạo” những chữ dở Tây dở ta,…. Chúng ta không nên phí hoài thời gian quý báu của đời mình vào những bình luận không có ý thức xây dựng, thờ ơ, tò mò, phải tỉnh táo nhận biết đúng sai, phải trải, tránh mọi cạm bẫy, không a dua theo kiểu “tâm lí đám đông”. Các em hãy biết lên tiếng khi cần thiết và hãy học cách im lặng, hãy sống tích cực với cuộc đời thực, mở lòng với cuộc sống xung quanh, tích cực tham gia những hoạt động có ích cho cộng đồng để không phải là người suốt ngày chỉ biết “ôm” điện thoại. Cuộc sống thực vô cùng rộng lớn và hấp dẫn với bao điều bí ẩn, diệu kì sao ta lại chỉ đắm chìm trong thế giới ảo? Chúng ta hãy là người thông minh để dùng mạng xã hội một cách hiệu quả chứ không là nạn nhân của nó. Hãy tập trung cao độ vào học tập, hãy cố gắng hết mình để mà tỏa sáng. Và hãy nhớ, đừng mê mạng xã hội mà quên đọc sách, đừng mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, đừng “phây, chát” đến phờ phạc, phí phạm đời mình vào những điều vô nghĩa, các em nhé!
Các em tham gia trình bày nội dung thảo luận
Trong khuôn khổ chương trình truyền thông Sử dụng mạng xã hội an toàn, hiệu quả, các em thực sự hứng khởi và tự đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm an toàn trên môi trường mạng cho bản thân như: Hạn chế tối đa việc tiết lộ bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân về tên, tuổi, đặc điểm nhận dạng cá nhân; tình trạng sức khỏe và đời tư; các hình ảnh cá nhân, người thân; nơi ở, quê quán, địa chỉ, trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè…Các em mong muốn có thêm nhiều buổi truyền thông để được lắng nghe, tích lũy cho bản thân những kiến thức, thông tin tích cực từ cuộc sống.
Nguồn tin: Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Giới thiệu khái quát Trung tâm Bảo trợ Xã hội Đăk Lăk là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đăk Lăk. Ngày 13/03/1978 UBND tỉnh Đăk Lăk ban hành quyết định số 128/QĐ-UB về việc thành lập trại Xã hội thuộc Ty thương binh đặt tại...